Citizenship là gì chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, thuật ngữ này khá phức tạp và rất khó để định nghĩa một cách chính xác, do đó khiến nhiều người hiểu sai. Vậy thì trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm bắt khái niệm và cùng tìm hiểu các vấn đề liên quan đến citizenship.
Citizenship là gì mà lại khó định nghĩa chính xác đến vậy?
Tìm hiểu citizenship là gì và các vấn đề liên quan
Citizenship là gì và những vấn đề liên quan đến thuật ngữ này ra sao, cùng tìm hiểu ngay nhé.
Khái niệm về citizenship là gì?
Citizenship là gì? Citizenship được biết đến là một thuật ngữ tiếng Anh mang ý nghĩa là quyền công dân hoặc là tư cách công dân. Bên cạnh thuật ngữ citizenship thì còn có các từ đồng nghĩa khác như là civil rights và franchise. Cả hai từ này đều mang ý nghĩa tương tự citizenship là tư cách công dân nhưng lại có mức độ phổ biến hẹp hơn.
Định nghĩa chung về tư cách công dân – Citizenship là gì?
Tư cách công dân (quyền công dân) – Citizenship vốn dĩ là một mối quan hệ pháp lý giữa một nhà nước với 1 cá nhân (công dân của nhà nước đó). Tư cách công dân sẽ mang đến cho một người quyền lợi và song song đó là những nghĩa vụ nhất định. Điều này có nghĩa là khi một cá nhân gắn liền với tư cách công dân thì bắt buộc phải chịu trách nhiệm. Về các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mình trong quy định pháp lý của nhà nước mà họ đang mang quốc tịch.
Ý nghĩa của citizenship là gì và cách sử dụng thuật ngữ
Citizenship sẽ mang đến cho một công dân trong một đất nước những quyền lợi. Đồng thời là những nghĩa vụ pháp lý mà họ bắt buộc phải thực hiện. Tuân thủ mối quan hệ chặt chẽ và có tính biện chứng qua lại ở trong mối quan hệ với pháp lý của một nhà nước.
Tìm hiểu ý nghĩa thực sự của citizenship là gì?
Theo lẽ thông thường, với bất cứ ai thì tư cách công dân đều sẽ được đánh dấu chính thức khi người đó đủ 18 tuổi trở lên.
Mối quan hệ giữa nationality và citizenship là gì?
Mối quan hệ giữa nationality và citizenship là gì, bạn có thực sự biết hay không?
Nationality được định nghĩa thế nào?
Nationality chắc hẳn là một từ tiếng Anh quen thuộc, nó mang nghĩa là quốc tịch. Chính là sự xác định nguồn gốc, quê quán của một cá nhân và cũng là nơi mà một người được khai sinh. Bên cạnh đó quốc tịch còn là sự xác định một cá nhân nào đó là thành viên, là công dân của một đất nước.
Quốc tịch mang đến cho cá nhân tư cách công dân, do đó rất nhiều người hiểu nationality và citizenship là một. Tuy nhiên trên thực tế thì hai khái niệm này lại không hề đồng nhất với nhau. Vậy thì sự khác biệt giữa nationality và citizenship là gì?
Mối quan hệ cũng như sự khác biệt giữa nationality và citizenship là gì
Nationality và citizenship là hai khái niệm có rất nhiều điểm tương đồng với nhau. Tuy nhiên chúng không hoàn toàn đồng nhất và giữa chúng chỉ có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ.
Theo pháp luật, khi một người sinh ra nhất định phải được làm khai sinh và có quốc tịch. Quốc tịch của một cá nhân sẽ được xác định ngay từ giây phút người đó được khai sinh. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là người này có tư cách công dân.
Trả lời thắc mắc về mối quan hệ giữa Nationality và citizenship là gì
Dựa trên điều 15 của Bản tuyên ngôn về nhân quyền: Mọi người khi được sinh ra đều sẽ có quyền có quốc tịch của mình và có thể thay đổi quốc tịch. Tuy nhiên, khi mới sinh ra thì một người không được xác định tư cách công dân.
Điều này có nghĩa là khi một người mới sinh ra là đã mang quốc tịch của một nước. Nhưng không nhất định phải chịu trách nhiệm về tư cách công dân đối với quốc gia đó.
Trên thực tế, citizenship là một khái niệm hẹp nghĩa hơn so với nationality. Citizenship được xác lập khi một cá nhân nào đó bước sang tuổi thứ 18, khi đó người này sẽ được chính thức công nhận là công dân của một đất nước. Có đầy đủ tư cách công dân, được hưởng quyền lợi và có những nghĩa vụ xác định.
Tại Việt Nam, cách thực hiện citizenship là gì?
Tại Việt Nam, khi một cá nhân được sinh ra sẽ mang quốc tịch Việt Nam. Được nhà nước và pháp luật Việt Nam bảo vệ nhưng chỉ với tư cách là công dân Việt Nam chưa đủ 18 tuổi.
Trước khi đủ 18 tuổi, một cá nhân đã mang quốc tịch Việt Nam nhưng sẽ không phải gánh vác trách nhiệm của một công dân. Trẻ em Việt Nam là cá nhân mang quốc tịch (nationality) Việt Nam. Nhưng không phải là công dân và cũng không cần phải chịu trách nhiệm của một công dân (citizenship).
Tại những nước tư bản, sự khác biệt ở citizenship là gì?
Tại các nước Châu Âu hay là các nước tư bản, hệ thống chính trị của họ tồn tại đồng thời nhiều đảng phái. Có chế độ không hề đồng nhất nên vấn đề phân chia quốc tịch cũng như là tư cách công dân cũng trở nên phức tạp hơn nhiều so với quốc gia chỉ có một chế độ như là Việt Nam.
Tại các nước tư bản, sự phức tạp về citizenship là gì?
Ví dụ như Anh là một quốc gia tư bản và đất nước này có tới 6 loại quốc tịch khác nhau:
- Công dân Anh tại Anh quốc
- Thần dân của nước Anh
- Công dân Anh ở các vùng hải ngoại
- Công dân Anh tại nước ngoài
- Người mang quốc tịch Anh nhưng sinh sống và làm việc tại nước ngoài
- Cá nhân được Anh quốc bảo hộ
Những người Anh mang quốc tịch khác nhau sẽ có quyền và tư cách công dân không giống nhau. Cụ thể như, công dân Anh quốc sẽ có quyền sống và làm việc tại Anh quốc. Đồng thời cũng có trách nhiệm nhất định đối với pháp luật của Anh quốc. Còn những người là công dân Anh tại nước ngoài sẽ có hộ chiếu Anh. Các cá nhân này sẽ được các nhà Ngoại giao Anh và Bộ ngoại giao Anh ở những cơ sở nước ngoài bảo hộ. Tuy nhiên họ không có quyền sinh sống và làm việc trên Anh quốc.
Qua đây ta có thể thấy rõ, không phải ai mang quốc tịch Anh cũng đều là công dân Anh.
Không chỉ riêng Anh mà tại một số quốc gia khác có chế độ tư bản cũng vậy. Ví dụ như Mỹ – Latinh, không phải ai mang quốc tịch Mỹ thì cũng sẽ là công dân Mỹ. Mỗi một dạng quốc tịch đều sẽ được hưởng quyền lợi và có nghĩa vụ tương ứng khác nhau. Trên thực tế, bạn hoàn toàn có thể trở thành công dân Mỹ thông qua một số loại visa định cư Mỹ mà không cần phải có bảo lãnh.
Ví dụ như một công dân Mỹ đã đủ 18 tuổi trở lên, đang sinh sống và làm việc tại Mỹ thì sẽ có quyền bầu cử Quốc hội. Còn với những cá nhân sinh ra tại các vùng lãnh thổ hải ngoại của Mỹ cũng sẽ có hộ chiếu Mỹ. Họ sẽ có quyền sống và làm việc tự do tại Mỹ tuy nhiên lại bị hạn chế ở một số quyền lợi nhất định, cụ thể đó chính là không có quyền bầu cử.
Mỗi một loại quốc tịch khác nhau sẽ có những quyền và nghĩa vụ riêng biệt
Mỗi một chế độ sẽ tồn tại những ưu điểm và hạn chế riêng dành cho những công dân cũng như là người mang quốc tịch. Qua những phân tích và ví dụ ở trên, ta có thể nhận thấy rõ được mối quan hệ giữa nationality và citizenship là gì. Vốn dĩ chúng không hề đồng nhất với nhau, chúng thực chất chỉ có mối quan hệ mật thiết với nhau mà thôi. Mặc dù các nước tư bản có quyền công dân khá phức tạp nhưng phúc lợi của Mỹ và Anh vẫn luôn thu hút nhiều gia đình Việt có mong muốn định cư theo nhiều cách thức khác nhau. Có thể là định cư theo diện bảo lãnh, tay nghề hoặc là lao động,…
Tìm hiểu Global citizen là gì?
Global citizen có ý nghĩa là công dân toàn cầu, đây là một thuật ngữ dùng để chỉ những cá nhân đã có đủ tư cách công dân. Đủ 18 tuổi trở lên và sinh sống, làm việc đồng thời ở nhiều đất nước khác nhau trên thế giới. Một công dân toàn cầu có thể chỉ mang một quốc tịch hoặc nhiều quốc tịch của nhiều quốc gia khác nhau. Họ được pháp luật công nhận, bảo hộ và tất nhiên là họ có quyền lợi cũng như là trách nhiệm pháp lý tại quốc gia mà họ đang mang quốc tịch.
Mối liên hệ giữa Global citizen và citizenship là gì?
Global citizen chắc chắn là những cá nhân đã có trách nhiệm dân sự và được hưởng những quyền lợi nhất định. Họ cần phải có những nghĩa vụ nằm trong mối quan hệ với pháp luật của một quốc gia hoặc nhiều quốc gia mà họ đang mang quốc tịch. Do vậy, công dân toàn cầu (global citizen) là những cá nhân có tư cách công dân (citizenship).
Cách để bạn trở thành một global citizen đúng nghĩa
Đặc điểm
Một công dân toàn cầu sẽ mang những đặc điểm nhất định dưới đây. Không nhất thiết là phải mang toàn bộ đặc điểm nhưng vẫn phải đảm bảo được mức độ tương đối.
Cách để bạn trở thành một global citizen đúng nghĩa
- Đặc điểm 1: Công dân toàn cầu phải là những người đủ tuổi và đủ năng lực để thực hiện quyền và trách nhiệm của một quốc gia mà họ đang mang quốc tịch.
- Đặc điểm 2: Công dân toàn cầu thường là những cá nhân có nhiều hơn một quốc tịch.
- Đặc điểm 3: Công dân toàn cầu thường có thể sử dụng thành thạo nhiều ngôn ngữ khác nhau.
- Đặc điểm 4: Công dân toàn cầu là những người thường đi rất nhiều nơi, có cơ hội đến với nhiều quốc gia trên thế giới. Để trải nghiệm, mở rộng tri thức và hòa nhập cuộc sống ở nơi đó.
- Đặc điểm 5: Công dân toàn cầu không nhất thiết phải là những người giàu, chỉ cần họ có kinh tế ổn định. Mức thu nhập tương ứng với vị trí xã hội, tri thức và sức ảnh hưởng của họ đến cộng đồng.
Tiêu chí quan trọng để trở thành một công dân toàn cầu
- Có đủ khả năng gánh vác quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm dân sự
- Thường sẽ có nhiều hơn một quốc tịch
- Sở hữu khả năng ngôn ngữ tốt, thành thạo ít nhất hai ngôn ngữ
- Có khả năng tranh luận, hoạt ngôn và hùng biện tốt
- Sở hữu tư duy sáng tạo và nhạy bén
- Có khả năng chủ động trong công việc và tự tin giao tiếp, mở rộng mối quan hệ
- Có tri thức đồng thời cũng phải có đạo đức tốt
Cách thức để trở thành một global citizen
Để trở thành một công dân toàn cầu thì đòi hỏi bạn phải luôn luôn học tập và trau dồi kiến thức, kỹ năng. Đồng thời ngoại ngữ chính là một tiêu chí bắt buộc để bạn trở thành một công dân toàn cầu đúng nghĩa. Chỉ khi bạn có trình độ ngôn ngữ tốt thì mới có thể giao tiếp dễ dàng, từ đó nâng cao trải nghiệm bản thân.
Một con đường rõ ràng nhất và cũng có thể được xem là dễ nhất để trở thành công dân toàn cầu. Đó chính là trở thành du học sinh ở một quốc gia khác mà bạn muốn đến. Đây chính là cơ hội và cũng là thách thức để bạn biến mình trở thành một công dân toàn cầu.
Trở thành một công dân toàn cầu có ý nghĩa gì?
Nhiều quốc gia trên thế giới hiện đang trên đà phát triển rất mạnh, công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Do đó, khi trở thành một công dân toàn cầu thì điều này không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân mà còn rất quan trọng với gia đình, xã hội và đất nước.
Trở thành công dân toàn cầu sẽ mang đến cho bạn rất nhiều ý nghĩa
Đối với cá nhân
Khi trở thành một công dân toàn cầu, bạn sẽ có cơ hội tiếp nhận nhiều tri thức, kinh nghiệm và kỹ năng sống tốt hơn những công dân khác. Đặc biệt là bạn có thể được hưởng tiềm lực kinh tế tương đương với vị trí xã hội đạt được.
Đối với xã hội
Đây là một cơ hội để những công dân toàn cầu gắn kết cộng đồng, từ đó tạo ra những giá trị lớn lao và giúp xã hội ngày càng phát triển.
Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu được citizenship là gì, global citizen cũng như là những mối quan hệ liên quan. Từ đó giúp cho các bạn trẻ vươn tới những mục tiêu cao cả và giá trị lớn hơn.